mong manh hoa tuyet
Categories: Văn học nước ngoài, Sách hay nên đọc

Mong manh hoa tuyết – Tanizaki Junichiro

Tanizaki Junichiro là một nhà văn lớn của văn học hiện đại Nhật Bản. Ông từng có cơ hội trở thành người châu Á thứ 2 đạt giải thưởng Nobel Văn học nếu không đột ngột qua đời năm 1965. Thế nhưng người Nhật cũng không phải chờ đợi lâu bởi 3 năm sau đó họ đã có nhà văn đầu tiên đạt giải thưởng danh giá này khi Kawabata Yasunari được vinh danh.
Tanizaki viết theo hướng truyền thống. Có thể gọi là “thuần Nhật” nếu đặt bên cạnh người hậu bối Murakami Haruki nổi tiếng hiện nay. Ông chịu ảnh hưởng lớn từ những tác phẩm văn học kinh điển trung đại Nhật Bản mà nổi bật nhất là kiệt tác “truyện Genji” của nữ văn sĩ Murasaki Shikibu. Nhưng bên cạnh đó, những ảnh hưởng của văn chương thế giới trong thời đại của ông cũng có dấu ấn rõ nét…
Tanizaki đã được dịch rất nhiều tác phẩm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhưng nổi bật nhất đó là thiên tiểu thuyết “mong manh hoa tuyết” (đó là những gì tôi tìm thấy trên wiki của ông)
Cuốn tiểu thuyết được Tanizaki viết trong thời gian 5 năm (1943-1948) là quãng thời gian trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2, bối cảnh những năm cuối thập niên 30 ở Osaka với gia tộc Makioka của 4 chị em Tsuruko, Sachiko,Yukiko và Taeko. Vẫn với giọng kể chuyện tự nhiên,lôi cuốn. Tanizaki đã khắc họa vẻ thăng trầm, cổ kính của vùng Osaka – Kyoto. Ở quyển thượng này, Tanizaki đã bước đầu xây dựng được bước đầu hình ảnh, cá tính của 4 chị em Makioka, người giữ vẻ truyền thống, người cá tính hiện đại trong bối cảnh xã hội chuyển mình. Kể cả những vùng duy trì truyền thống nhất như ở Kyoto – Osaka cũng không tránh khỏi.
Những vấn đề đời thường mà chúng ta bắt gặp như vấn đề nhà chỉ toàn con gái, con rể làm “chạn vương” như Tatsuo (rể trưởng). Những nét văn hóa truyền thống Nhật Bản được Tanizaki mang tới khiến những người yêu thích, quan tâm vấn đề này như tôi cảm thấy rất thích thú.Ở Nhật Bản, với những gia đình không có con trai, người con rể mà ở rể (“chui gầm chạn” như ở nước ta hay nói) sẽ đổi sang họ vợ để duy trì gia tộc nhà vợ mà nhà Makioka cũng vậy.Bên cạnh đó họ còn nhận con nuôi thừa tự từ họ hàng trong tộc (con chú, bác…) từ xưa, tôi cho rằng đó là một điểm tiến bộ.
Ngoài ra vấn đề hôn nhân của phụ nữ khi họ quá thì cũng là một điểm chung của các nền văn hóa “đồng văn, đồng chủng”. Ở Nhật, Trung, Hàn, cưới hỏi thông qua mai mối, xem mặt không còn xa lạ gì. Ngẫm lại, ở Việt Nam, chúng ta vẫn còn tự do trong tình yêu chán. Đó là lại điểm hơn mà tôi nhận thấy sau khi đọc về lĩnh vực này.
Mâu thuẫn giữa những lý tưởng truyền thống xưa cũ buộc phải thích ứng với thời đại mới đã được Tanizaki khắc họa qua sự chuyển biến nội tâm của 4 chị em nhà Makioka. Đây cũng là điểm mạnh của Tanizaki với tài kể chuyện khéo léo lôi cuốn, giọng văn nhẹ nhàng đầy tinh tế khiến cho cuốn sách tuy có dung lượng dài hơn những cuốn tiểu thuyết khác của Tanizaki khác mà tôi đã đọc nhưng vẫn cuốn hút, đọc một mạch mà không có cảm giác mệt mỏi chán nản để drop.
Điểm cộng của tác phẩm đó là dấu ấn cực đoan, có phần “bệnh hoạn” mà Tanizaki hay viết ở những tác phẩm từng xuất bản trước đó. Phù hợp với việc kiểm duyệt phù hợp với thuần phong mỹ tục nước ta, hihi. Điều này sẽ giúp cho những người đọc Tanizaki mà không thích kiểu cực đoan có hứng thú đọc hơn.
Dịch giả đã tạo cảm giác cho tôi rằng cuốn này được dịch từ nguyên bản tiếng Nhật chứ không phải từ bản tiếng Anh “The Makioka sisters” của Edward Seidensticker (cuốn sách đã được dịch ra 14 thứ tiếng). Độ vênh ngôn ngữ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt thông qua ngôn ngữ trung gian thứ 2 (tiếng Anh) đã được giảm thiểu đáng kể.